Con đường đi đến hiệu lực của Nghị định thư Kyoto Nghị_định_thư_Kyōto

Hiệu lực của Nghị định thư Kyoto: màu xanh cho các nước đã tham gia ký kết, vàng đối với các nước đang tiến hành ký kết, và màu đỏ cho các nước dù có ký kết tham gia (ủng hộ) nhưng không tuân theo các điều khoản của Nghị định thư.

Các điều khoản trong Nghị định thư đã được đưa ra bàn thảo vào tháng 12/1997 tại thành phố Kyoto, Nhật Bản và được đưa ra ký kết thông qua từ 16 tháng 3 năm 1998 đến 15 tháng 3 năm 1999. Sau đó chính thức có hiệu lực từ ngày 16 tháng 2 năm 2005. Đến tháng 11 năm 2007 đã có 175 nước và đại diện chính phủ các nước tham gia ký kết (chiếm hơn 61.1% lượng khí thải từ các nước thuộc Phụ lục I.

Theo điều khoản 25 của Nghị định thư, thời gian hiệu lực sẽ được tính sau khoảng thời gian 90 ngày kể từ khi Nghị định đã có đủ 55 quốc gia tham gia ký kết và lượng khí thải của các nước này phải chiếm ít nhất 55% lượng carbon dioxit do các nước các nước phát triển tham gia ký kết Kyoto Protocol thải ra vào năm 1990. Điều kiện thứ nhất được thoả mãn vào ngày 23 tháng 5 năm 2002 khi số lượng 55 nước tham gia đạt được với chữ ký của Iceland,[12] trong khi điều kiện thứ hai phải đến ngày 18 tháng 11 năm 2004 mới đạt được với sự tham gia của Nga.

Không lâu sau đó, Nghị định thư Kyoto đã chính thức có hiệu lực cho tất cả các bên tham gia ký kết, đó là ngày 16 tháng 2 năm 2005.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghị_định_thư_Kyōto http://www.boston.com/news/science/articles/2007/0... http://www.carbonsolutionsgroup.com/CESwhitepaper.... http://www.nature.com/nature/journal/v449/n7165/fu... http://www.ucar.edu/news/record/ http://www.business.uiuc.edu/seppala/econ102/kyoto... http://ec.europa.eu/environment/climat/kyoto.htm http://www.epa.gov/airmarkets/ http://unfccc.int/cop3/fccc/info/indust.htm http://unfccc.int/essential_background/convention/... http://unfccc.int/essential_background/convention/...